Phone 0976.346.301
  • Chợ gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội Bản đồ tới Showroom
  • Hotline: 0976.346.301
  • Làm việc: 8h30 - 20h30, CN: 8h30 - 17h30

Kỹ thuật làm gốm bát tràng - nét tinh hoa của người thợ

Ngày: 10h:6 (GMT+7) - Thứ tư, 23/11/2016  |  Lượt Xem: 4879

Từ xa xưa Gốm Sứ đã là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình và hiện nay Gốm Sứ đã phổ biến hầu như trên toàn thế giới từ những bộ ấm chén cao cấp, bát đĩa để ăn cơm, tranh gốm sứ, tượng gốm sứ...vv

Gốm Sứ đã là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta tuy nhiên ít ai biết được quy trình sản xuất Gốm Sứ và nguồn gốc từ đâu làm ra. Hôm nay, chúng tôi sẽ dẫn các bạn đi tìm hiểu về quy trình sản xuất Gốm Sứ và tại làng Cổ gốm sứ Bát Tràng.

Gốm Sứ Bat Tràng

-Bước đầu tiên chính là chọn nguyên liệu làm lên sản phẩm Gốm Sứ, ở Bát Tràng có câu “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” vì vậy việc chọn đất là vô cùng quan trọng.

Khác với sản phẩm gốm đất nung, sứ Bát Tràng là sản phẩm cao cấp nên đất để làm cần được tuyển chọn kỹ trước khi sản xuất sản phẩm. Với mỗi loại đất khác nhau sẽ có các đặc điểm về vật lý chịu nhiệt chịu lực khác nhau, đất sản xuất chủ yếu là đất Trúc Thôn và đất Cao lanh

đất sét làm gốm


Cao lanh có nguồn gốc tên gọi từ Cao Lĩnh thổ (tức đất Cao Lĩnh, là đất sét trắng tại Cao Lĩnh), một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Các mỏ đất sét trắng tại đây được khai thác để làm nguồn nguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc. Tên gọi kaolin được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp du nhập vào châu Âu trong thế kỷ 18 và khi được phiên âm ngược trở lại tiếng Việt thì nó đã trở thành cao lanh.

Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81.

Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.

xu ly dat set lam gom

Ngày nay các công đoạn xử lý đất đã thay đổi nhiều bới áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng xuất, giảm thời gian khi xử lý. Các loại đất thô từ mỏ mang về được chộn với nhau theo một tỷ lệ, tỷ lệ pha chế này được giữ kín, hỗn hợp đất được cho vào một bình nghiền cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau đó bình nghiền sẽ hoạt động liên tục trong thời gian 24h-48h để cho ra một sản phẩm gọi là hồ. Tại đây hồ được khử sắt bằng từ tính bởi một thiết bị cho vào bể chứa hồ, sau khi khử hết sắt trong hồ sẽ được chuyển qua bể chứa hoặc chuyển lên bể lắng để lấy đất dẻo


-Tiếp theo là khâu tạo dáng cho sản phẩm đây là quy trình đặc biệt quan trọng trong quy trình sản xuất. Từ những mảng đất đã được xử lý, người thợ bắt đầu truyền cho mỗi sản phẩm một hình dáng riêng biệt. Người thợ gốm có thể sử dụng phương pháp vuốt tay, be chạch trên bàn xoay hoặc tạo hình theo khuôn in. Sản phẩm sau khi tạo dáng còn ướt và rất dễ biến dạng do đó phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm
 

vuốt gốm

Vuốt Gốm

Gôm sứ bát tràng - Mang bán thành phẩm đi phơi nắng

Mang bán thành phẩm đi phơi nắng

 

Gốm sứ bát tràng - Lựa chọn, kiểm tra rất kỹ trước khi đưa nung.

Lựa chọn, kiểm tra rất kỹ trước khi đưa nung.

 

Gốm sứ bát trang - Đưa vào lò nung

Đưa vào lò nung

 

Lò nung kiểu cũ vẫn đun bằng củi, than đá.

Lò nung kiểu cũ vẫn đun bằng củi, than đá.

 

Gốm sứ bát tràng - Ra lò...

Ra lò...

 

Để nâng cao tính nghệ thuật cho tác phẩm gốm sứ Bát Tràng, người thợ gốm dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn. Đôi khi họ cũng dùng các hình thức trang trí khác như đánh chỉ (định vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bôi men chảy (một loại men trang trí) lên miệng sản phẩm để khi nung men chảy tỏa xuống tạo nên những đường nét màu sắc tự nhiên hài hòa. Nhiều gia đình lại sử dụng kỹ thuật hấp hoa lên bề mặt gốm tráng men đã nung chín.

 

trang trí cho gốm bát tràng

 Sau khi sản phẩm Gốm Sứ cơ bản đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm Gốm Sứ hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mới nung. Đối với các sản phẩm lớn người ta hay dùng phương pháp dội men hay phun men, còn các sản phẩm bé thì dùng phương pháp nhúng men.
Các sản phẩm mộc thường được nung trong các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu và gần đây là lò hộp. Nhiên liệu đun là củi, than cám hoặc gas. Tuỳ theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau. Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ  1280 – 1350 độ C.
 

Gôm sứ bát tràng - Thành quả cuối cùng là những sản phẩm đẹp mê hồn..

 

Thành quả cuối cùng là những sản phẩm đẹp mê hồn..

Thành quả cuối cùng là những sản phẩm đẹp mê hồn...

Thảo luận Facebook

Giúp chúng tôi đánh giá, thảo luận